Trà Hoa Nữ – một đoá hoa trà thay đổi cả khung trời xã hội Pháp

Alexandre Dumas Jr đã viết nên tự truyện về những góc khuất pha lẫn với những ánh hào quang của xã hội Pháp thời thế kỷ XIX. Trà hoa nữ – là một trong những tác phẩm khắc hoạ đúng góc khuất ấy, hé lộ số phận bi thương của những nhân vật xuất thân gia cảnh nghèo khó, với vết ố đen trong quá khứ, không thể không nhắc đến các kỹ nữ tài hoa bạc mệnh. Marguerite Gautier cũng ở cùng chung hoàn cảnh như vậy, gây nên bao tiếc thương xót xa cho số phận khó khăn cùng những chông gai cô gồng mình vượt qua.

Trà Hoa Nữ - một đoá hoa trà thay đổi cả khung trời xã hội Pháp

Mua tại thuviensach.org Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Trà Hoa Nữ – một bức tranh khắc sâu hiện thực đời sống xã hội, đồng thời gợi lên sự đấu tranh chống định kiến cổ hủ về quyền lực và lòng người Độc giả sẽ hiểu sâu rộng hơn về xã hội Pháp nói riêng và xã hội phương Tây nói chung, vào thời đại kinh tế đang phát triển phồn vinh. Kéo theo sự phát triển lộng lẫy này là những mảng tối về đạo đức, về tình cảm con người, nếu không muốn nói thẳng ra là thoái hoá. Mở đầu câu chuyện tái hiện cảnh người dân Paris tham dự cuộc đấu giá tại ngôi nhà của Marguerite (kỹ nữ quá cố). Nhân vật xưng ‘tôi’ trong truyện gặp gỡ chủ nhân quyển sách trong buổi đấu giá – Armand Duval, người yêu cô gái ấy. Câu chuyện về người con gái đằng sau ánh đèn sân khấu đã được kể lại.

Armand và Marguerite gặp nhau lần đầu tại nhà hát cô hay biểu diễn. Tuy chỉ mới gặp gỡ một lần qua sự giới thiệu của cô bạn Prudence với vài người khác, song cả hai còn lưu luyến nhau bởi ấn tượng đầu về ánh mắt, về cách nói chuyện giồn giã của cô, về sự lịch thiệp cao quý mà anh dành cho cô. Đến thời điểm hai năm sau chuyến gặp đầu, hai người lại được gặp nhau lần nữa trong bữa ăn tối muộn ở nhà Marguerite. Vì cô bị bệnh lao phổi nặng nên cô hay nằm giường, và cô cùng Armand nằm bên tâm tình gắn kết cởi bỏ chiếc áo choàng gai vướng chặt định kiến địa vị xã hội. Cuộc nói chuyện rất ấm áp, vui tươi, nhưng nó chẳng thể kéo dài lâu bởi mỗi sáng, ông quận công đến nhà cô (ông hay chu cấp để Marguerite sinh hoạt), và Armand kiên quyết nói với cô rằng hãy đưa chìa khoá cho anh, cộng thêm một lời khẳng định tình yêu mãnh liệt đanh thép:

“Và anh thề với em, anh không yêu em như những kẻ khác đã yêu em.”

Tình yêu của Armand dành cho nàng mãi không thay đổi, tuy vậy, con đường duyên tình trải qua đầy trắc trở mà người đọc thấy không thể nào nghẹn thở hơn. Phải biết vượt qua sóng gió thì mới cảm nhận được trái ngọt của hạnh phúc, Armand và Marguerite cũng vậy. Xuất thân của anh là từ gia đình trung lưu, nên số tiền người cha chu cấp cũng chỉ đủ để giúp anh sinh hoạt một thời gian ngắn. Nếu ở với nàng thì tài chính lại là gánh nặng với anh, chưa kể anh cũng phải giấu chuyện anh đang yêu một cô kỹ nữ. Khó khăn phát sinh bởi áp lực nợ nần và thành kiến của người dân với những tầng lớp thấp trong xã hội tư bản.

Thế là Armand bắt đầu cờ bạc, với mục đích là để kiếm sống cho mình và nàng. Cờ bạc, một hình chiếu ghi lại sự xa hoa phung phí vô độ của tầng lớp thượng lưu, đã thức tỉnh Armand một lý do chính đáng để chơi: chơi cờ để kiếm sống.

“Cờ bạc chỉ diễn ra giữa những thanh niên rất cần tiền bạc và không đủ tài sản cần thiết để sống cuộc đời họ đang sống.”

Ăn chơi vô độ vốn luôn là bản tính giang sơn khó rời của mỗi con người, bởi thế giới loài người luôn là thế giới của sự mưu sinh. Giá trị vật chất quyết định rất lớn đến hành trình và điểm dừng của mỗi người, cho nên, dù cho nàng tiêu xài hoang phí ra sao, anh vẫn tìm biện pháp để giải nợ, vì anh không chấp nhận lựa chọn phải từ giã nàng.

Marguerite của xứ vũ trường, như độc giả thấy, không phải là Marguerite sống thật với chính mình. Cô chưa bao giờ, và không bao giờ an yên với con đường mua vui đầy chấp chênh này. Kỹ nữ dưới con mắt dân thường là thành phần bị ghẻ lạnh, bởi nhiệm vụ chính là phục vụ khách chiêm ngưỡng giải trí đẳng cấp quý tộc, và được các ông bá tước, công tước chu cấp. Để đổi lấy quyền lợi đó thì hai người phải qua đêm với nhau. Không khó hiểu để nhận ra tại sao đến nay, con người vẫn có ác cảm với những người gia cảnh khó khăn. Marguerite chọn con đường kỹ nữ bởi cô bế tắc trong chính cuộc đời mình. Cô khóc lóc rất nhiều khi Armand bất lực, muốn bỏ cô đi. Khi mình bị rơi vào thế hoàn toàn đường cùng, điều duy nhất mình làm được là kể lại sự thật về gia cảnh: cô bị mẹ cô đánh suốt 12 năm trời.

Trà Hoa Nữ - Alexandre Dumas

Mua tại thuviensach.org Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Cô đã tiêu xài nhiều, nào từ đồ nữ trang đẹp đến đắt tiền cho đến những bộ cánh lộng lẫy ngoài sân khấu vũ trường. Cô và Armand đã cùng ăn với nhau ở khách sạn, cùng xem tiết mục ở nhà hát. Song thực tế, Armand đã tiêu hết số tiền mình có trong vài tháng mà đáng ra có thể chi trả đủ cho một năm. Nên trách Marguerite vì thói hoang phí vô biên hay là lên án một xã hội thối nát bởi hương vị ngọt lành của đồng tiền mà quá khắt khe với tình người? Marguerite không phải là một người sa đoạ hẳn, chỉ là, cô chưa đủ ý chí mạnh mẽ để phá tan xiềng xích trong căn nhà khoá kỹ nữ chật hẹp, ngột ngạt. Có lẽ là do cú sốc tinh thần từ trăm trận đánh tàn bạo do mẹ cô gây ra, nên cô đã đánh mất ý niệm về sống thật với chính mình. Thế lực quyền gia đã xoáy tan ý chí, hy vọng của cô về tình thương chữa lành vết sẹo cuộc đời. Giá trị vật chất là ảo, nhưng nó là kẻ quyến rũ thầm lặng đánh lén vào tâm trí con người: bạn có nhiều tiền, tài sắc đẹp, sẽ có rất nhiều người theo đuổi bạn. Phải chăng Marguerite mặc lên những bộ trang phục cầu kỳ để sự kiều diễm chạm đáy lòng người xem, trong đó có Armand Duval? Để anh có thể chứng kiến nhiều hơn đằng sau một cô gái xinh đẹp được cánh mày râu săn đón, là cả một đống vết thương tâm hồn chằng chịt không thể nào phai? Giá trị vật chất không chỉ nói lên quyết định cuộc sống của người dân xã hội cũ, đồng thời nói lên con người mình là ai trong đó. Đây không phải là con người thật của chính mình, với lại, mình là ai không hề liên quan đến cái nhìn xỉa xói của xã hội cả. Đơn giản là mình thật hạnh phúc với những gì mình yêu thương, mình đang có. Nhưng mà, dường như điều đó rất khó có thể thành hiện thực trong khi định kiến về địa vị danh vọng vẫn là kẻ thù phá hoại hạnh phúc chân thật.

Ít ra, tình yêu nào cũng có khoảnh khắc hạnh phúc. Cặp đôi sau khi kết thúc chuỗi ngày đen tối ở Paris, họ âm thầm về vùng quê Bugival. Đó là những tháng năm đẹp đẽ nhất mà Marguerite đã có và được tận hưởng, phần nào tìm lại một Marguerite hiền hoà, nhân hậu, vị tha, thủy chung – một Marguerite thực sự. Cả hai cùng đi du thuyền, nằm vui sướng trên đồng cỏ tận hưởng ánh nắng chan hoà đặc trưng mộc mạc của vùng quê, thả mình giữa dòng trời đêm vằng vặc ánh trăng màu trăng trắng rọi trên khung cảnh thanh bình ấy. Cuộc sống cứ trôi lặng chậm như thế, chẳng phải tươi đẹp hơn sao? Đây chính là cảnh tượng thức tỉnh con người trân trọng vẻ đẹp giản dị của sự sống, nét đẹp thuần túy bên trong con người mình yêu, mặc cho vẻ ngoài người ấy không hoàn hảo.

Có thể nói kỷ niệm đẹp tươi ấy sẽ luôn đi cùng cô suốt quãng đời còn lại. Và cô có nhiều cơ hội để trở thành người lương thiện. Giá trị nhân đạo mà Alexandre muốn nhấn mạnh ở đây là lòng thương người, yêu thương nhau làm cho mọi định kiến xung quanh không thể phá vỡ tình yêu bùng cháy mãnh liệt. Tình thương giúp cả hai cùng vượt lên chính mình, mở ra những nét đẹp, và cả khuyết điểm trong đấy, để nuôi dưỡng hạnh phúc trọn vẹn đến mức hoàn thiện.

Tuy nhiên, con người là sinh vật tiến hoá nhất với những câu hỏi lý giải về mâu thuẫn giữa cảm xúc và lý trí. Đa số họ đều coi tình yêu là mù quáng, lỡ yêu rồi không có đường thoát, ngay cả tìm đúng người, họ vẫn phải đối mặt với sự chia cắt từ mầm rễ sự khinh thường từ phía xã hội. Những kẻ khác tự xưng dưới danh nghĩa yêu thương, vì lợi ích của con cái và gia tộc là trên hết, nên sự chối bỏ tình yêu đích thực của chính con mình luôn ẩn giấu trong từng tính cách và sự đáp lại giữa con người lẫn nhau.

Điển hình là người cha của Armand, một người tâm lo chu đáo cho con trai cả (gia đình anh còn có một cô em gái sắp lên xe hoa). Khi ông biết chuyện tình của con, ông bèn lên Bugival với giọng ngoài khẩn cầu tha thiết xin Marguerite hy sinh mối tình để Armand và cả gia tộc được yên ổn. Bởi ông từng yêu một cô kỹ nữ và ông không chấp nhận quá khứ của mình lặp lại ở cả các con. Để cuộc hôn nhân của em gái diễn ra suôn sẻ, nở mày nở mặt với các gia tộc khác. Kết cục là cả hai không thể ở bên nhau chỉ vì một lý do rất ngớ ngẩn là hy sinh để làm đẹp cho hạnh phúc của thành viên gia đình anh. Thực sự mà nói, với độc giả có tính cách mạnh mẽ, họ sẽ vô cùng phẫn uất và rành mạch lên án cách xã hội Pháp vận hành với ưu tiên danh vọng là trên hết. Chính danh vọng mờ ám ấy đã thu hẹp lòng người. Còn cô kỹ nữ buồn thương ấy, vì Armand nên cô nhắm mắt chấp nhận xa rời anh, xa rời những kỷ niệm đẹp đáng ra có thể kéo dài lâu…

Marguerite không phải là tuýp người dễ dàng nói thẳng sòn sọt vấn đề. Cô đã từng làm Armand đau khổ nhiều vì anh phải chờ đợi. Lúc ở Paris, anh đợi cô về nhà suốt nửa ngày, cả lúc ở Bugival, anh lo lắng cho cô hơn khi cô giúp việc báo rằng không có ở nhà. Đến khi người cha dịu giọng lại về chuyện Marguerite, Armand mới dịu lòng, nhưng lúc đó là lúc xa nhau, cái thời điểm Marguerite buộc phải quay trở về với lối sống cũ. Sự biến đổi thất thường trong cảm xúc của cha đã thể hiện rõ ràng mục đích nhằm không muốn có Marguerite xuất hiện trong gia tộc của ông. Điều này làm cho người đọc càng xót xa cho cô ấy, lại càng bất bình với thái độ ứng xử của một người tri thức lớp trung lưu.

Sở dĩ kỹ nữ không được chấp nhận như một con người bình thường, có hoài bão, có ước mơ và tình yêu cao đẹp; là bởi thế giới bên ngoài vốn không thiện cảm với vẻ ngoài trái ngược của họ. Người ta lo sợ rằng kỹ nữ làm cho con người trở nên hư hỏng vì những gì mình tự cho là ‘lố lăng’. Khi ai đó giao du với bạn xấu, lập tức người ta tránh mặt ngay và thậm chí phân biệt đối xử với họ. Nhưng đâu ai hiểu được trước khi phán xét rằng họ xấu, họ đã từng là người tốt, họ đã từng cố gắng mang hạnh phúc cho người họ yêu? Bất kể người tốt hay người xấu nào cũng có tình yêu hết, vì tình yêu không phân biệt tốt-xấu, tình yêu không chia ra thành hai thái cực. Đó là chân lý bất hủ mà mỗi người đều nhận ra được trong khi yêu.

Trà Hoa Nữ - Alexandre Dumas

Mua tại thuviensach.org Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Trà hoa nữ – Bản tình ca buồn về cái chết trong cô độc

 Marguerite không đáng phải chết trong căn phòng không có một người thân yêu đến thăm. Ngôi mộ của cô đã được đặt lên một bó hoa trà từ đôi tay của Armand, đây cũng là lần cuối anh thăm mộ. Chỉ có một số người đồng cảm mới nhớ được bông hoa trà thanh khiết ấy vật lộn ra sao trên đấu trường sân khấu, để nâng niu những giây phút ở bên tình yêu đời mình. Hoa trà là một loài hoa đẹp thanh khiết không cưỡng nổi, và đây cũng là biểu tượng cho những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Cái chết của Marguerite Gautier hoà nhịp với vẻ đẹp đung đưa chậm rãi trên thảm cỏ Bugival ngày ấy. Đám tang có cha xứ, một cô gái phụ giúp tên Julie, các bạn gái diễn và một vài ông từng chu cấp cho nàng. Đọc đến những trang cuối sách, độc giả không thể nào cầm nước mắt khi buổi lễ không hề thấy sự hiện diện của người chàng trai nàng yêu.

Chết trong đơn độc và lãng quên, còn gì đau khổ hơn thế? Tại sao Marguerite phải chịu những trái đắng này? Trong cuốn sách nhân vật “tôi” đưa cho Armand, cuốn sách ghi lại khoảnh khắc cái chết đầy đau buồn của nữ chính là Manon Lescaut, cho dù chỉ là chi tiết nhỏ được gợi ý trong buổi đấu giá gia sản của Marguerite. Theo cảm nhận của người đọc kết hợp với hiểu biết nhận thức xã hội, những gì thuộc về ánh hào quang chỉ có thể tỏa sang trong một khoảnh khắc, sau đó trôi dần về dòng sông của sự quên lãng, như một lẽ thường tình.

“Những thứ hào nhoáng đều phai đi rất nhanh. Và chúng không trở lại.”

                                                           Daisy Buchanan – The Great Gatsby

Tình cảm trở nên sâu đậm hơn khi những người yêu nhau lưu giữ lại ký ức của nhau về hình ảnh người ấy. Và điều ước duy nhất không gì tuyệt đẹp hơn là được gặp người mình yêu trong giây phút cuối cùng trước khi lìa đời, để cả hai nhớ về nhau. Để khi lên thiên đường, niềm hạnh phúc được trào dâng lên đỉnh điểm, mọi nỗi đau được chấm dứt. Nhớ về nhau để nhớ mình là ai, mình là gì của Người, Người thực sự có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong đời mình.

Thế mà, Marguerite đã phải đón nhận một cú giáng đòn khốc liệt, như một điềm báo về cuộc sống đầy giông bão ngoài kia vẫn đợi cô ở bên kia chân trời. Cô tiếp tục đấu tranh với căn bệnh lao phổi trong sự kiệt sức nặng nề, đến nỗi cô lao vào vũ trường quá nhiều và rồi nằm liệt, không thể cử động, không nói được nữa…

Phải chăng cô biết rõ mình sẽ không sống được lâu, nên cô vẫn theo lối ‘ngựa quen đường cũ”?

Thường thì, khi con người không được đón nhận hơi ấm chữa lành vết thương, họ trông tuyệt vọng và đau buồn, vì họ biết bản thân mình không tồn tại trong trái tim họ. Lỗ hổng trái tim luôn kéo dài và kéo dài không nguôi, dẫn đến cảm giác đau đớn tột cùng, những cảm xúc hân hoan nở rộ tiếng cười cũng kéo theo sự chết mòn của chúng. Ngay cả khi qua đời, người dân không thực sự cảm thông chút nào với những gì kỹ nữ đã trải qua. Thậm chí họ còn hùa theo mua những đồ quý hiếm, đắt tiền, họ lấy làm mừng. Họ thản nhiên như thể cái chết thương tâm ấy không chút xúc động trong họ, như thể nó chưa và không bao giờ xảy ra. “Những con người đạo đức nhất” chưa chắc là những người bao dung nhất, hiểu chuyện nhất. Có khi, vỏ bọc tri thức của họ chỉ là lớp ngụy trang trống rỗng che đi sự ngu dốt, ích kỷ cá nhân đáng lên án.

“Cái chết đã thuần khiết hóa không khí cái hang ổ uế tạp lộng lẫy này. Hơn nữa, nếu cần, các bà vẫn có lý do để tự biện hộ: các bà đến đây để mua đồ đạc, không cần biết đây là nhà của ai.”

Nếu xét về góc cạnh thương xót cho một cô gái sống không lối thoát, thì Marguerite thực là một con người hiền hậu, dịu dàng, vị tha. Thật khó để khẳng định giá trị đẹp trong cô, song điều đó không đồng nghĩa là giá trị của Marguerite bị lu mờ. Ít nhất, cô được an nghỉ bình yên khi nhắm mắt xuôi tay…

““Cô gái khốn khổ” – Tôi tự nhủ lúc ra về. Nàng chắc đã chết với một tâm trạng rất buồn thảm. Trong giới của nàng, người ta chỉ có bạn khi khỏe mạnh. Tôi tự nhiên cảm thấy thương xót cho số phận Marguerite Gautier…’’

Câu chuyện này chỉ vỏn vẹn với 282 trang đầy đau thương và hạnh phúc ngắn ngủi, nhưng dư âm của góc khuất các kỹ nữ vẫn còn đó. Alexandre Dumas Jr, gợi chúng ta nhớ tới Nguyễn Du – cha đẻ của Truyện Kiều, bày tỏ cảm thương sâu sắc với những số phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, đồng thời trân trọng phẩm hạnh của họ, khẳng định, tôn vinh giá trị đích thực trong tấm lòng cao thượng ấy.

Trà Hoa Nữ - một đoá hoa trà thay đổi cả khung trời xã hội Pháp

Mua tại thuviensach.org Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Lối viết truyện nhẹ nhàng, tinh tế, nhưng cũng gợi nỗi buồn âm ỉ người đọc không kém. Nội dung truyện xoay quanh đời tư của cô kỹ nữ thông qua những dòng viết về mạch cảm xúc của dòng chảy sự việc bất ngờ, nghĩa là truyện đậm nét xã hội xen lẫn với đời thường, nên lối văn không dung tục phô trương. Trái lại, tâm tư giữa các nhân vật chính bộc lộ sự kín đáo đầy cuốn hút, mở ra những câu hỏi tự vấn chính những người đó và cả chính bản thân. Truyện gây xúc động cho người đọc, tạo nên sự hiểu biết rộng lớn hơn cả về cách con người ứng xử với chông gai, nhìn nhận đơn giản hoá câu chuyện. Trà hoa nữ là tiếng gọi mạnh mẽ khẳng định giá trị thực tế cùng ý nghĩa sâu sắc của tình thương, là một lời cảnh tỉnh người đọc hãy mở rộng trái tim mình và đồng điệu tâm hồn với những người xung quanh, chớ nên vô cảm.

Đôi nét về Alexandre Dumas Jr

Là nhà soạn kịch và là nhà văn nổi tiếng của Pháp (1824-1895), con của AlexandreDumas – đại thi hào lớn.

Ông được kết nạp vào Viện Hàn lâm Pháp năm 1874 và được trao huân chương Bắc Đẩu Bội tinh năm 1894. 

Viết văn trở thành động lực của ông:

Không biết làm gì hơn, tôi đành bước vào nghề Văn vậy “, đó là cách Dumas con giải thích cho việc chọn lựa nghề cầm bút của mình. Đối với ông, nghề Văn có cái hay riêng là tái hiện lại sự thật, trong đó có kéo lên màn rèm về góc đời sống xã hội, nhất là về các kỹ nữ.

Tác phẩm “Trà hoa nữ” được xuất bản lần đầu vào năm 1848, là cuốn tiểu thuyết bán tự truyện dựa trên mối tình ngắn ngủi của tác giả và kỹ nữ Marie Duplessis. Mối tình ấy cũng gợi cho mỗi độc giả lòng tiếc nuối vì sự trôi đi phai nhạt dần của sắc đẹp, nhưng hơi ấm tình yêu vẫn còn để lại. Thông điệp sách nhà văn muốn gửi gắm là hãy sống, hãy yêu thương, giữ vững một niềm tin tuyệt đối vào chân lý đời sống.

Tác phẩm được chuyển thể thành kịch opera và phim, tiêu biểu nhất là những bộ phim Camille (1915), Camille (1921), Camille (1936), Camille 2000 (1969)… Tác phẩm cũng được chuyển thể thành các vở kịch do các diễn viên Việt Nam đóng vai.

Mua sách Trà Hoa Nữ ở đâu?

Trên thị trường cuốn sách “Trà Hoa Nữ” có giá bìa 62.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo đặt mua sách online với giá ưu đãi trên các trang thương mại điện tử và nhà sách online như: Fahasa, Newshop, Shopee, thuviensach.org,…

  • Mua sách “Trà Hoa Nữ” giá ưu đãi lên tới 25% trên Fahasa tại đây
  • Mua sách “Trà Hoa Nữ” giá ưu đãi 25% trên Shopee tại đây
  • Mua sách “Trà Hoa Nữ” giá ưu đãi 20% trên Newshop tại đây

Mua tại thuviensach.org Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Review chi tiết bởi Amy Bùi

Cập nhật lúc 1:33 - 16/10/2022
Sách cùng chủ đề

Bình luận